
Learn Continously
インタビュー:ベトナム人機械エンジニアが、日本で働いたら Interview: Chuyện nghề kỹ sư cơ khí giờ mới kể Interview: Mechanical Engineerတစ်ယောက်အနေနဲ့ အသက်မွေးဝမ်းကြောင်းပြုနေသူ တစ်ယောက်အကြောင်း
- 普通の日本語
- Tiếng Việt
- Burmese

日本において機械・電気・電子という分野ではどんな業務を行うか、将来の進路をどのように進めればいいかわからない人が多いと思います。それで、今回2人の機械エンジニアへインタビューを行いました。2人の先輩の興味深い話の通り、彼らは色々な知識や経験を身につけました。
Đặng Duy Hảoさん:1994に生まれ、ハノイ工科大学を卒業しました。日本での就業経験を経て、ベトナムで企業。現在ベトナム在住で、自動車設計業務における金型設計・治具設計を担当しています。
日本での体験
質問:ベトナムで起業する前に、設計エンジニアとして日本で勤務した期間がありましたよね。大学から日本に来るまでの経緯をお話頂けますでしょうか。
大学時代に機械設計に関するアルバイトをしました。卒業後、1年間日本語だけを勉強しました。その後、日本に来て3年間ぐらい働きました。2021年10月末、ベトナムに帰り、2022年に会社を設立しました。私の会社はVinfastやトヨタなどといった自動車に関するクライアントに対し、日本での仕事と同じような業務を担当しています。
質問:日本での仕事内容について詳しく教えてください。
日本では、トヨタ、日産、ホンダを中心とした大手自動車メーカー向けのモデルカーの製造を専門とする会社に勤務していました。当時ほとんどの日本の大手自動車メーカーから発注を頂いていたと言えます。綿密にテストを行い、モデルカーを製造した後、企業は量産へと入っていきます。
質問:日本の仕事でよく使用するソフトウェアの使い方について、ベトナムで学んだことがありますか。
日本の仕事でよく使用するソフトウェアはCadMeisterです。その中でも、日本の会社では3Dモデルを作成・修正するソフトウェアはNXで、2Dの場合はAutoCADをよく使います。私はベトナムにいた時から3Dモデルを作成・修正するフトウェアを理解していました。しかし、ソフトウェアにも様々な種類があり、また日本国内でしか使用されないソフトウェアもあるので、入社後に研修を受けました。
従って、入社後、会社でよく使うソフトウェアについて勉強しました。ソフトウェアや設計などの知識をしっかり習得しておけば、たとえ日本に来て新たなソフトウェアを学ぶ必要があったとしても、あんまり困ることはないと思います。
質問:想像していた仕事と実際の仕事は同じでしたか。
この会社に応募したとき、会社が最初に約束した通り、トレーニングプログラムと仕事内容が充実していたことも幸運でした。私は設計部門に所属していましたが、最初は社内のすべての部門に参加させられました。つまり、金型または治具の製造プロセス全体に参加したことになります。その理由は、設計者は加工方法や製造方法、組み立て方法などすべてのプロセスをはっきり理解する必要があるからです。
質問:日本語はまだまだ上手ではないとき、どうやって日本人とコミュニケーションしましたか。
現在はN3を取得していますが、日本で働き始めた頃はあまり日本語での会話ができなかったので、その当時の話が面白いです。相手に自分の伝えたいことがなかなか伝わらなかったら、私は絵を描きました。私が伝えたいことを描き、リーダーが理解してから、このような言葉を使えば、文章を表現できると説明してくれました。そんな感じで徐々に日本語を覚え、仕事で使っていました。
日本での知識と経験を生かし、自国でキャリアを積むこと。
質問::ベトナムに帰ってきてから、日本での経験で一番役に立ったことは何ですか。
私が学んだ最も一番役に立ったことは専門的な知識だと思います。 初めて日本に行ったとき、私の最初の目標は専門の知識を学ぶことでした。理由は、ベトナムで自分のブランドを立ち上げたいという夢があったので、帰国するまでに日本の知識を習得したいと思っていたからです。
二つ目は、作業管理方法です。日本人は非常に明確で綿密な計画を立てることが多いので、こういった環境で働きながら学ぶ価値があると思います。この2つを習得したと感じた時、ベトナムに戻ってキャリアを積もうと決心しました。
質問:: 日本とベトナムの両方の労働環境を経験して、両者の違いについて何かコメントはありますか。
もちろん、日本での給料と福利厚生はベトナムよりもはるかに高いです。その一つの理由は、日本での生活水準と人件費が高いことです。
また、日系企業の働き方については、毎日報告(日報)することが必要です。逆にベトナムでは、毎日報告するといったような要件は日本ほどではありません。ベトナムでは毎日仕事が終わったら、週または月の終わりに一回だけ報告します(週報、月報)。 しかし、毎日報告することは良い管理方法だと考えるようになり、また日本人の管理能力はベトナム人よりもはるかに優れていることがわかりました。
質問:: エンジニアとしてのキャリアを歩み始めたばかりの後輩にアドバイスなどがありますか。
エンジニアリング業界において、新しいテクノロジーに触れることは重要だと思います。 新しいテクノロジーに触れたいなら、ベンチャー企業に就職することが一つの方法です。その理由は、ベンチャー企業ではタスクの量が多いですが、様々なことを学ぶ機会が豊富にあるからです。私が設立した会社に就職することもお勧めしますよ(笑)。また、二つ目の自分スキルを改善する方法は、日本や米国やドイツなどといったベトナムよりも高度な技術産業を持つ他国で仕事の機会を見つけることです。好きな国は自分で選び、機会があれば行くべきです。そうすると外国で様々な経験をすることでき、自分の視野と思考も広がります。
質問::今後の計画を教えてください。
今私は日本市場に進出する機会を待っています。しかし、顧客の要望に応えてチャンスをつかむために、多くの準備をする必要があります。
RISE for Career はHAOさんに感謝し、将来の計画へのご多幸をお祈りいたします!
Vi Thanh Tung さん: ハノイ工科大学工学部を卒業しました。 豊橋技術科学大学(愛知県)修士課程を修了した後で、スタンレー電気株式会社の波多野支店に勤務します。 これまでに7年間の実務経験があります。日本に長期に滞在し、成長するためのオリエンテーション。
知識と情熱が自己成長の基盤です
質問:: RISE for Career に現在の仕事について教えていただけますか。
私の会社は、自動車用ライトのような照明関連機器の製造を専門としています。私は金型製作部門に所属しており、具体的には車のライトのリフレクター側から外側、車のライトの内側まで、すべてのコンポーネントを製造しています。会社の顧客はホンダやトヨタ、日産、マツダなどの大企業です。
質問:: 現在、仕事で使用しているソフトウェアは何ですか。
私が会社で使っているソフトウェアはCAMTOOLです。おそらく日本人によって開発されたソフトウェアだと思います。個人的には、すべてのアウトソーシングのソフトウェアの原理は同じだと考えます。今まで使ったことがあるソフトウェアは、MASTER CAMやSlementのNX、CAMTOOLなどです。インターフェースや使い方、使う順番などは違うかもしれませんが、原理的な面には全く同じです。
質問: 日本に来る前にベトナムの会社で働いたことがありますか。
大学を卒業後、約1年間ベトナムで働いていました。その1年間で、約 3か月間は大学の担当教員と一緒に工学に関する仕事をし、残りの 9か月間はオートバイのサドルの設計と製造を専門とするベトナム企業で働きました。その後、大学院に進学するために日本に留学しました。
質問: 現在の仕事とベトナムでの 1 年間の仕事に違いはありますか? そして、それはどのような違いですか。
プラスチック金型の分野で、高い精度を必要としないものから非常に高い精度を必要とするカスタムパーツまで製作した経験があります。ベトナムの会社では、バイクのサドル関係のプラスチック金型を作っていたのですが、バイクのサドルに関しては、あまり精密である必要はなく、ラフでも良いので、バイクのサドルはフレームを作ります。またレザーやフェルトなどの外装材を使用しているため、サドルの内側の形状がはっきりとわかりません。
逆に現在の日本での仕事は、顧客のニーズによって、高い品質の製品が必要とされます。また、給料に関しては、もちろん違いはありますが、それは物価の違いから、日本の給料の方がより高く見えます。しかし私のように家族を日本に連れてきたエンジニアにとって、あまり違いがわかりません。待遇や労働環境の良し悪しは会社によります。逆に言うと、良い会社に出会い、良い仕事をすれば高い給料を得ることが可能になります。
質問:: あなたは大学院から含めると日本で11年以上の経験を積まれてきました。 お仕事で培った専門知識について教えていただけますか。
ソフトウェアの原理に関しては、日本で7年間働いた今、3種類のアウトソーシングソフトウェアを使用しました。最初は流動解析の部門で働き、2 年目では金型のすべての詳細設計を行いました。現在、私はCAMの部門で、製品を加工するためのフライス加工を調整し、金型コンポーネントやデータの作成などの仕事をしています。個人的には、ほとんどの会社はこれらの三つの基本的なプロセスに集中していることがわかりました。特に小規模な企業の場合、フロー分析プロセスは最小限に抑えられます。その理由は、不透明で着色された製品の場合、分析プロセスを行う必要がないからです。しかし、光学機器が必要な透明な製品の場合、非常に小さなプラスチックの傷でも製品の表面品質に影響を与える可能性があるため、フロー分析プロセスが非常に重要です。流動解析プロセスの目的は、上記のすべてを事前に把握し、プラスチックが金型に流れ込み、冷却された後、製品の修理や再成形で時間を無駄にすることなく、目的の製品を製造できるように設計することです。
質問: Tungさんのような知識を得るためには、日本に行く必要がありますか。
日本に来たおかげで得られた知識や経験があるというのは、本当だと思います!しかし、一般的な知識に関しては、ベトナムの大学でも十分に教えてもらえるので、日本人に対しても自信を持っていいと考えます。また、一般的な知識を習得しておけば、たとえ日本に来て新たなソフトウェアを学ぶ必要があったとしても、短い期間で習得することができます。
長期的な成長のため日本を選んだ
質問::日本で働き始めて、苦労したことは何でしょうか。
それは仕事に関する専門語彙です。私は日本の大学院に留学し、コミュニケーションが取れるようになりましたが、それだけでは不十分です。入社した後で膨大な量の専門語彙を習得しなければなりません。例えば、流動解析やNCデータ作成などの専門語彙です。
質問: 日本で働くことを通して、心境の変化はありましたか。
海外で働く人にとって、一人暮らしでも家族と暮らす場合でも、常に給料が重視されます。 日本で10年以上の経験を経て、今では家族からの願望で今後も日本に住むことに決めました。自分の子供がここでの生活環境や教育環境が合うかどうか、自分たち両親が考えなければならないことです。 また、仕事の面においては、10 年前はベトナムの機械は日本ほどではなかったかもしれませんが、今はそうではありません。ベトナムは自動車や電気設備などの製品を米国などの大市場に輸出することができ、機械工学業界で非常に競争力もあります。
私にとって、日本は自分の子供を育てるのに良い教育環境だと思っています。日本は安全な環境で、またはテストの点数に過度なプレッシャーを与えない環境であると思います。さらに、私は今までもこれからもしっかりと納税していくので、引退しても、十分な年金を貰えると思います。
質問:: 日本で就職したい新卒の皆さんにアドバイスがありますか。
自分のバックグラウンドに応じて、自分で決めることです。例えば、私のように日本の大学院に留学する方法もあれば、留学せずともベトナムの大学を卒業しても在留資格を持ち日本に来て働くこともできます。また、日本語が得意な方にとって、自分で日本の企業にコンタクトを取ったり、日本で働くプログラムに参加したり、エンジニアを就職支援する企業を探したりすることをお勧めします。
質問::今後のキャリアや計画について教えてください。
今働いている会社は大企業であり、ベトナムに多くの支店を持っています。また現在働いている部門は会社で最も重視な役割を担っています。それで、ベトナムに戻っても、これまでの経験を活かし、金型設計やマネージャー等の仕事に応募したいと思います。日本での11年間の経験を経て、私は金型の設計や解析などの多くの分野での経験を積み、金型設計プロセス全体の概要も把握しているからです。
ありがとうございました。TUNGさんとご家族の健康と幸せを願っています!

Kỹ sư cơ khí sẽ làm cụ thể công việc như thế nào tại Nhật, và sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai như thế nào? Để phần nào giúp các bạn sinh viên, kỹ sư còn đang băn khoăn về công việc và của kỹ sư ngành cơ điện có được câu trả lời cho bản thân, RISE for Career đã có cuộc trò chuyện nho nhỏ với hai người đàn anh và đã được chia sẻ rất nhiều câu chuyện thú vị....
Kỹ sư Đặng Duy Hảo: sinh năm 1994, tốt nghiệp trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Phụ trách công việc về thiết kế chế tạo khuôn mẫu, đồ gá cho các chi tiết, cụm chi tiết trên ô tô. Hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Học hỏi và trải nghiệm tại Nhật Bản
Hỏi: RISE for Career được biết là anh đã có thời gian dài làm việc tại Nhật với tư cách kỹ sư thiết kế trước khi quyết định quay về lập nghiệp tại Việt Nam. Anh có thể chia sẻ qua một chút về lộ trình của anh được không ạ?
Mình làm part-time 4 năm trong lúc học đại học. Sau khi tốt nghiệp mình dành một thời gian chuyên tâm vào học tiếng Nhật. Sau 1 năm học tiếng Nhật thì mình có cơ hội để qua Nhật làm việc và đã làm việc ở Nhật khoảng 3 năm. Đến cuối tháng 10/2021, mình quyết định về Việt Nam, đến nay cũng được hơn 1 năm rồi. Đầu năm 2022, mình bắt đầu thành lập một công ty nhỏ ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, làm việc với các khách hàng như là Vinfast, Toyota,... Công việc hiện tại mình đang phụ trách thì tương tự với công việc mình đã từng làm tại Nhật, ứng dụng được rất nhiều kiến thức mình được học.
Hỏi: Vậy những công việc nào anh từng phụ trách khi làm ở Nhật ạ?
Ở Nhật, mình làm việc cho công ty chuyên về sản xuất xe mẫu cho khách hàng là các tập đoàn ô tô lớn, chủ yếu là Toyota, Nissan, Honda,.. Có thể nói là gần như tất cả các công ty xe ô tô tại Nhật đều đặt làm mẫu ở công ty mình. Sau khi làm mẫu và thử nghiệm hoàn chỉnh họ mới đưa về sản xuất hàng loạt.
Hỏi: Những phần mềm và chương trình được sử dụng trong công việc tại Nhật là anh được học tại Việt Nam rồi hay khi sang Nhật được công ty đào tạo ạ?
Những phần mềm mình sử dụng khi còn ở Nhật là phần mềm CadMeister. Tuy nhiên theo mình được biết các công ty Nhật cũng sử dụng khá nhiều phần mềm NX trong thiết kế 3D, còn thiết kế 2D là AutoCAD. Phần mềm 3D trong thiết kế và phần mềm mô phỏng thì khi ở Việt Nam mình đã biết làm rồi. Nhưng những phần mềm chỉnh về kỹ thuật thì có rất nhiều loại, mà những công ty Nhật lại có đặc thù đó là họ thường sử dụng những phần mềm chuyên dụng và thường chỉ sử dụng trong nội địa Nhật thôi.
Do đó khi mới vào công ty, mình có 2 tháng đầu để học theo lộ trình đào tạo của công ty, trong đó có 1 tháng đào tạo về phần mềm. Với những bạn sang Nhật mà có tư duy về thiết kế, tư duy về dựng hình đến một mức độ bất kỳ rồi thì việc tiếp cận với các phần mềm tương tự rất là nhanh và sẽ không gặp khó khăn. Ít nhất phải thành thạo một vài phần mềm nào đó thì tiếp cận với phần mềm khác sẽ nhanh hơn.
Hỏi: Công việc tại Nhật như anh hình dung với công việc anh làm thực tế có giống nhau không ạ?
Mình cũng may mắn khi ứng tuyển vào công ty này thì những chương trình đào tạo cũng như công việc được đáp ứng như công ty đã hứa ban đầu. Mình vào làm tại bộ phận thiết kế nhưng thời gian đầu tiên mình được đào tạo ở hầu hết các bộ phận khác của công ty, có nghĩa mình được tham gia đầy đủ quy trình sản xuất 1 bộ khuôn hay 1 bộ đồ gá. Mục đích của việc này là để người thiết kế hiểu được là thiết kế của mình sẽ gia công như thế nào, sản xuất ra sao, lắp ráp có vấn đề gì không v.v.... Người thiết kế phải nắm được những vấn đề đó thì thiết kế mới hoàn thiện được.
Hỏi: Nếu khả năng tiếng Nhật của mình còn hạn chế thì làm thế nào để mình có thể giao tiếp được trong môi trường công ty Nhật ạ?
Hiện tại thì mình cũng có N3, nhưng khi mới bắt đầu làm việc thì buồn cười lắm. Mình nói mãi mà họ không hiểu nên đành phải lấy giấy ra, vẽ những kết cấu mà mình muốn trình bày. Người leader nhìn vào hiểu và giải thích lại cho mình là dùng các từ ngữ như thế này sẽ diễn đạt được câu mình muốn nói. Cứ như vậy mà mình dần dần mình học được các từ ngữ chuyên ngành và sử dụng được tiếng Nhật trong công việc.
Áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm tại đất nước hoa anh đào để xây dựng sự nghiệp riêng tại Tổ quốc
Hỏi: Khi đã trở về Việt Nam rồi, anh thấy điều gì anh học được và có ích nhất sau quãng thời gian làm việc tại Nhật ạ?
Mình nghĩ điều có ích nhất mình học được là chuyên môn. Khi bắt đầu đặt chân đến Nhật làm việc, mục tiêu đầu tiên mình đặt ra là phải học được chuyên môn của họ. Lí do là vì mình có một mơ ước là tạo dựng được một thương hiệu của mình ở Việt Nam, vậy nên mình nếu phải mất tầm vài năm bên nước ngoài, thì cái mình muốn đem về chính là kiến thức chuyên môn, thứ mà Việt Nam hiện vẫn còn thiếu rất nhiều.
Thứ hai là phương pháp quản lý công việc. Người Nhật thường tạo kế hoạch rất rõ ràng và tỉ mỉ, mình thấy đó là điều đáng học hỏi khi làm việc ở đây. Khi cảm thấy đã nắm được hai điều đó thì mình quyết định về Việt Nam và xây dựng sự nghiệp của bản thân.
Hỏi: Sau khi đã có trải nghiệm cả môi trường làm việc tại Nhật và Việt Nam, anh có rút ra so sánh hay nhận xét gì không ạ?
Tất nhiên là về lương và chế độ đãi ngộ ở Nhật sẽ cao hơn ở Việt Nam nhiều. Nguyên nhân một phần cũng do giá nhân công cao hơn, mức sống cao hơn và giá trị hợp đồng tại Nhật họ nhận được cũng cao hơn rất nhiều.
Về phong cách làm việc thì mình nhận thấy là công ty Nhật báo cáo rất nhiều, báo cáo hàng ngày, thậm chí phải báo cáo vài lần một ngày. Còn ở Việt Nam, yêu cầu không nhiều như bên Nhật. Bình thường hàng ngày mình làm xong việc thì có thể báo cáo sơ lược công việc đã là trong ngày và đến cuối tuần mới phải báo cáo chi tiết. Nhưng mình nhận thấy rằng tại việc báo cáo nhiều khiến cho khả năng quản lý của người Nhật tốt hơn của người Việt rất nhiều (với điều kiện là các báo cáo phải có ý nghĩa). Mình cũng điều chỉnh lại một chút phương pháp đó để áp dụng cho công ty của mình ở Việt Nam.
Hỏi: Anh có lời nhắn gửi gì đến những bạn mới bắt đầu hoặc đang theo học ngành của anh được không ạ?
Mình nghĩ với ngành kỹ thuật thì việc tiếp xúc công nghệ mới rất quan trọng. Để đạt được điều đó thì hoặc là tham gia vào các công ty start-up mới như công ty của mình chẳng hạn, các bạn sẽ phải làm nhiều nhiệm vụ nhưng đồng thời, các bạn sẽ được học hỏi với rất nhiều cái mới. Hoặc cách thứ hai dễ dàng hơn, đó là tìm kiếm cơ hội việc làm ở một nước tiên tiến khác có nền công nghiệp công nghệ cao hơn Việt Nam mình. Đi nước nào là sở thích của các bạn, nhưng mà nên đi. Đi để học hỏi, để trải nghiệm và khi mình tiếp xúc với những cái mới thì tư duy của mình sẽ được mở rộng ra rất nhiều.
Hỏi: Anh có thể bật mí cho RISE for Career về những dự định sắp tới trong tương lai được không ạ?
Mình vẫn đang đợi những cơ hội để phát triển sang thị trường Nhật. Nhưng từ giờ đến lúc ấy mình cần phải chuẩn bị rất nhiều để có thể đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng và nắm bắt được cơ hội đúng lúc.
RISE for Career xin cảm ơn anh và chúc cho những dự định trong tương lai của anh thuận lợi!
-------------
Kỹ sư Vi Thanh Tùng: tốt nghiệp khoa Cơ khí Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Toyohashi (tỉnh Aichi, Nhật Bản), bắt đầu công việc tại Chi nhánh Hatano của Công ty điện lực Stanley. Đến nay đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc. Định hướng sinh sống và phát triển lâu dài tại Nhật Bản.
Kiến thức và đam mê là nền tảng để phát triển
Hỏi: Anh có thể cho RISE for Career biết về công việc hiện nay không ạ?
Công ty của mình chuyên về sản xuất các thiết bị liên quan đến đèn chiếu sáng, đặc biệt là đèn ô tô. Mình ở bộ phận sản xuất khuôn mẫu, cụ thể là sản xuất tất cả các linh kiện của đèn ô tô từ bên mặt phản xạ cho đến mặt ngoài cho đến rồi hộp ốp bên trong của đèn ô tô. Thiết kế khuôn là chuyên môn mình nắm rõ nhất và khách hàng của công ty mình là các công ty lớn như Honda, Toyota, Nissan, Mazda,....
Hỏi: Hiện tại anh đang sử dụng phần mềm nào cho công việc?
Hiện tại mình sử dụng phần mềm CAMTOOL chuyên dụng trong công ty, hình như là một phần mềm do người Nhật tạo ra. Cá nhân mình thấy nguyên lí của tất cả các phần mềm gia công đều giống nhau. Cho đến hiện tại các phần mềm mình từng học hoặc từng sử dụng là MASTER CAM, NX của Slement, CAMTOOL,... . Tuy giao diện hay cách sử dụng, trình tự dùng có thể khác nhau, nhưng về nguyên lí thì hoàn toàn giống nhau.
Hỏi: Trước khi sang Nhật anh đã từng làm qua công ty nào ở Việt Nam hay chưa ạ?
Mình từng làm việc tại Việt Nam khoảng 1 năm sau khi tốt nghiệp Đại học. Trong 1 năm đó có khoảng 3 tháng làm việc cùng với thầy giáo ở trong bộ môn, còn lại 9 tháng mình làm việc trong một công ty hoàn toàn vốn của Việt Nam chuyên về thiết kế và sản xuất yên xe máy. Sau đó thì mình xin nghỉ để sang Nhật học cao học.
Hỏi: Như vậy thì công việc hiện tại và công việc đã làm 1 năm ở Việt Nam thì có gì giống nhau hay khác nhau không ạ? Và sự khác nhau đó có lớn không ạ?
Mình làm về bên khuôn nhựa, sản xuất các bộ phận theo yêu cầu, từ sản phẩm không yêu cầu độ chính xác cao cho đến các loại sản phẩm cần độ chính xác cực kì cao. Ví dụ như trước đây ở công ty Việt Nam thì mình làm khuôn nhựa liên quan đến yên xe máy, đối với yên xe máy thì không cần nhất thiết phải chính xác cho lắm, nó có thể gồ ghề cũng được, vì yên xe máy sau khi làm khung thì sẽ được bọc da, nỉ,...hoặc bất cứ vật liệu bọc bên ngoài nào, cho nên khó có thể nhìn rõ hình dáng bên trong của yên xe.
Với công việc hiện nay ở Nhật, mình làm về đèn ô tô, đây là loại sản phẩm yêu cầu độ chính xác cũng như độ bóng rất cao nhằm mục đích mang đến phản xạ tốt nhất cho người dùng, đây cũng là điểm khác đầu tiên khi so sánh với công ty mình từng làm ở Việt Nam.
Về lương bổng thì đương nhiên cũng có sự chênh lệch rồi, nhưng chỉ là chênh lệch về tỉ giá nên chúng ta thấy lương cao hơn thôi. Với một người mang gia đình sang Nhật sinh sống như mình thì mình thấy cũng không có nhiều sự khác biệt lắm. Chế độ đãi ngộ hay môi trường làm việc tốt hay không cũng phải tùy công ty, gặp công ty tốt và chúng ta cũng làm việc tốt, thì phần lương thưởng nhận được cũng sẽ cao.
Hỏi: Được biết là anh đã có hơn 11 năm học tập và làm việc tại Nhật. Anh có thể chia sẻ một chút về những kiến thức chuyên ngành trong công việc mà anh đã tích lũy được trong quá trình làm
Về nguyên lý phần mềm, sau khoảng thời gian 7 năm làm việc tại Nhật, mình đã làm qua 3 loại phần mềm gia công. Thời gian đầu tiên mình làm về bộ phận về phân tích và mô phỏng dòng chảy và nhiệt động học(Phân tích dòng chảy nhựa trong khuôn).
Năm thứ hai mình làm thiết kế khuôn, cụ thể là thiết kế tất cả các chi tiết khuôn. Còn hiện tại bây giờ mình đang làm bên bộ phận gia công – bộ phận CAM, tức là chỉnh phay để phay sản phẩm, tạo dữ liệu linh kiện khuôn mẫu, tạo các đường mô phỏng chạy trên mặt sản phẩm, mặt khuôn để gia công khuôn. Về cá nhân mình tìm hiểu thì hầu hết các công ty làm về khuôn đều chỉ tập trung cơ bản 3 quy trình này thôi. Riêng các công ty nhỏ thì quy trình phân tích dòng chảy sẽ được giảm thiểu, lí do là vì đối với các sản phẩm đục, có màu (loại sản phẩm ánh sáng không truyền qua được) thì không nhất thiết phải có quy trình phân tích dòng chảy. Nhưng đối với các sản phẩm trong, cần sử dụng dụng cụ quang học thì quy trình phân tích dòng chảy là vô cùng cần thiết, vì các vết trầy nhựa dù vô cùng nhỏ bé cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt của sản phẩm. Mục đích của quy trình phân tích dòng chảy là biết trước được tất cả những điều trên, từ đó thiết kế làm sao để sau khi nhựa chảy vào khuôn đúc và nguội đi có thể ra được một sản phẩm như ýmà không tốn thêm thời gian vào việc sửa sang, tạo hình lại sản phẩm.
Hỏi: Những kiến thức anh có được như hiện tại thì có cần qua Nhật mới có được không ạ?
Mình thì nghĩ là đúng là phải qua Nhật thì mình mới có được những kiến thức hay sự trải nghiệm như thế này. Nhưng về lượng kiến thức đại cương thì trường đại học Việt Nam hoàn toàn có thể dạy cho bạn đầy đủ, không cần phải tự ti khi đứng trước người Nhật. Và khi bạn nắm được lượng kiến thức đại cương này thì dù lúc bạn sang Nhật có phải học thêm phần mềm khác đi nữa, thì chỉ cần thời gian rất ngắn là bạn đã có thể học được phần mềm mới đó rồi.
Lựa chọn Nhật Bản là bến đỗ phát triển lâu dài
Hỏi: Những khó khăn anh đã gặp phải khi bắt đầu công việc tại Nhật?
Đầu tiên là vấn đề tiếng Nhật. Dù mình đã sang Nhật để học cao học và có thể giao tiếp đi nữa, thì khi tốt nghiệp, vào trong công việc mình cũng phải học thêm một lượng cực kì lớn từ vựng chuyên ngành nữa, như công việc hiện tại làm về đèn ô tô yêu cầu các từ vựng về thiết kế và dòng chảy nhựa,....
Hỏi: Nhật Bản đã đem lại điều gì cho anh ạ?
Với hầu hết ai đi sang nước ngoài làm việc thì phần lương bổng sẽ luôn được chú trọng, ngay cả sống một mình hay có gia đình cùng sang Nhật. Với mình thì sau khi học tập và sinh sống ở Nhật bản được hơn chục năm nay, lí do khiến mình muốn ở lại đất nước này có lẽ là vì mong muốn từ phía mình cũng như gia đình mình. Liệu có con cái của bạn có thích môi trường giáo dục ở đây không, đó cũng là điều cần phải suy nghĩ. Còn về mặt công việc, cách đây chục năm trước có thể nhiều mặt trong ngành cơ khí Việt Nam không bằng Nhật Bản, còn ở hiện tại chúng ta đã có thể xuất khẩu các sản phẩm về ô tô, xe điện,... sang các thị trường lớn như Mĩ – một thị trường cũng cực kì cạnh tranh trong ngành cơ khí.
Với mình thì mình ưu tiên Nhật Bản là môi trường giáo dục tốt cho con cái, đây là môi trường mà mình thấy an toàn và không áp lực điểm số quá nhiều, mình nghĩ nhiều người sẽ có cùng quan điểm với mình là mong muốn được nuôi dạy con ở môi trường này. Mặt khác, cho đến hiện tại bảo hiểm mình vẫn tham gia đều đặn, nên chắc chắn dù mình nghỉ làm ở đây thì mình vẫn có lương hưu thôi.
Hỏi: Anh có lời khuyên cho các bạn ngành cơ khí mới ra trường, có mong muốn làm việc tại Nhật không ạ?
Vậy phải tùy vào nền tảng của các bạn như thế nào. Các bạn có thể đi học thêm, sang Nhật học cao học như mình, hoặc dù các bạn tốt nghiệp trường đại học ở Việt Nam cũng có thể sang Nhật làm việc dưới nhiều tư cách lưu trú khác nhau. Ngoài ra, nếu các bạn giỏi về tiếng thì có thể tự liên hệ với các công ty ở Nhật hoặc tham gia các chương trình, tìm hiểu thêm về các công ty hỗ trợ việc làm cho kỹ sư cũng là một lựa chọn mà mình có thể đề xuất.
Hỏi: Dự định trong tương lai hay định hướng nghề nghiệp mà anh có thể chia sẻ là gì ạ?
Có một chút tự hào khi công ty của mình cũng thuộc một tập đoàn cũng lớn, đã mở thêm chi nhánh ở cả Việt Nam, và bộ phận cơ khí hiện mình đang làm cũng là bộ phận được đánh giá là tiềm năng nhất công ty, có thể là một trong những top đầu của Nhật Bản về ngành cơ khí. Nên cho dù mình có xin về Việt Nam thì mình cũng có thể tận dụng những kinh nghiệm đã có được để xin một công việc tốt liên quan đến thiết kế, hoặc có thể phấn đấu lên làm quản lí. Bởi sau khi trải qua 11 năm ở đây, mình cũng có kinh nghiệm làm bên nhiều mảng như thiết kế khuôn, phân tích, gia công, cũng như có được có nhìn tổng quát về toàn bộ quy trình thiết kế khuôn.
Xin cảm ơn anh, chúc anh và gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc!

ဂျပန်မှာ ME, EP, ECလို့ခေါ်တဲ့ အလုပ်နယ်ပယ်တွေမှာ ဘယ်လိုလုပ်ငန်းမျိုးတွေလုပ်ကြလဲ၊ အနာဂတ်မှာ ဘယ်လိုဆက်လုပ်ကြမလဲဆိုတာ မသိတဲ့သူတွေအများကြီးရှိမယ်လို့ထင်ပါတယ်။ အဲ့ဒါကြောင့် ဒီတစ်ခေါက်မှာတော့ ME Engineer နှစ်ယောက်ကို အင်တာဗျူးလေး လုပ်ခဲ့ပါတယ်။ စီနီယာ၂ယောက်ရဲ့စိတ်ဝင်စားစရာစကားတွေအတိုင်း သူတို့တွေဟာ ဗဟုသုတတွေ အတွေ့အကြုံတွေ အများကြီးရခဲ့တယ်။
DANG DUY HAO - 1994 ခုနှစ်တွင်မွေးဖွားခဲ့ပြီး Hanoi University of Science and Technology မှဘွဲ့ရရှိခဲ့ပါတယ်။ ဂျပန်ကအလုပ်အတွေ့အကြုံတွေနဲ့ ဗီယက်နမ်မှာ လုပ်ငန်းလုပ်ကိုင်နေပါတယ်။ လက်ရှိဗီယက်နမ်မှာနေထိုင်နေပြီး မော်တော်ကားဒီဇိုင်းလုပ်ငန်းရဲ့ Moldနဲ့Jig ဒီဇိုင်းဆွဲဖို့ တာဝန်ယူပြီးလုပ်ဆောင်နေပါတယ်။
ဂျပန်မှာ အလုပ်လုပ်ခဲ့တဲ့ အတွေ့အကြုံ
အမေး - ဗီယက်နမ်မှာ စီးပွားရေးမလုပ်ခင် ဂျပန်မှာ ဒီဇိုင်းအင်ဂျင်နီယာတစ်ယောက်အနေနဲ့ အလုပ်လုပ်ခဲ့သေးတယ်နော်။ တက္ကသိုလ်ကနေ ဂျပန်ကို ရောက်လာပုံကို ပြောပြပါအုံး။
အဖြေ - ကသိုလ်တက်တုန်းက စက်ပိုင်းဆိုင်ရာ ဒီဇိုင်းနဲ့ ပတ်သက်တဲ့ အချိန်ပိုင်းအလုပ်တစ်ခုကို လုပ်ခဲ့တယ်။ ဘွဲ့ရပြီးနောက် ဂျပန်စာကိုပဲ တစ်နှစ်လောက် လေ့လာခဲ့တယ်။ အဲဒီနောက် ဂျပန်ကိုလာပြီး သုံးနှစ်လောက် အလုပ်လုပ်တယ်။ 2021 ခုနှစ် အောက်တိုဘာလအကုန်မှာ ဗီယက်နမ်ကိုပြန်လာပြီး 2022 ခုနှစ်မှာ ကုမ္ပဏီကို တည်ထောင်ခဲ့ပါတယ်။ ကုမ္ပဏီက Vinfast တို့ Toyota တို့လို မော်တော်ကားနဲ့ပတ်သက်တဲ့ Client တွေကို ဝန်ဆောင်မှုပေးပြီး၊ ဂျပန်မှာလုပ်ခဲ့တုန်းကလို အလုပ်မျိုးကို တာဝန်ယူနေပါတယ်။
အမေး - ဂျပန်မှာတုန်းက လုပ်ခဲ့တဲ့အလုပ်အသေးစိတ်ကို ပြောပြပေးပါ။
အဖြေ - ဂျပန်မှာ အဓိက ကားကုမ္ပဏီကြီးတွေဖြစ်တဲ့ Toyota၊ Nissan နဲ့ Honda တို့အတွက် မီနီကားတွေ ထုတ်လုပ်ရေးကို အဓိကလုပ်တဲ့ ကုမ္ပဏီမှာ ကျွန်တော် အလုပ်လုပ်ခဲ့ပါတယ်။ ဂျပန်ကားကုမ္ပဏီအားလုံးနီးပါးက ကျွန်တော်တို့ကုမ္ပဏီကနေ မီနီကားတွေကို မှာယူနေတယ်လို့ ပြောလို့ရပါတယ်။ ကျွန်တော်တို့ဘက်က အမျိုးမျိုးစမ်းသပ်ပြီး မီနီကားလုပ်တာပြီးသွားမှ ကားကုမ္ပဏီတွေဘက်က အဓိကကားထုတ်လုပ်ရေးကို စတင်ပါတယ်။
အမေး - ဂျပန်အလုပ်မှာသုံးခဲ့တဲ့ Software သုံးပုံသုံးနည်းတွေကို ဗီယက်နမ်မှာ သင်ခဲ့ဖူးလား။
အဖြေ - ပန်မှာအလုပ်လုပ်တုန်းက ကောင်းကောင်းသုံးခဲ့တဲ့ Softwareကတော့ CadMeister ဖြစ်ပါတယ်။ အဲ့ထဲမှာမှ ဂျပန်ကုမ္ပဏီတွေက 33D Modeling ပုံဆွဲတာတို့ ပြင်တာတို့ကိုလုပ်တဲ့အခါ သုံးတဲ့ Softwareက NXဖြစ်ပြီး 2Dဆို AutoCADကို သုံးကြတာများပါတယ်။ ကျွန်တော်က ဗီယက်နမ်မှာကတည်းက 33D Modeling ပုံဆွဲတာတို့ ပြင်တာတို့ကိုလုပ်တဲ့ Softwareတွေကို နားလည်ခဲ့တယ်။ ဒါပေမဲ့ Software ဆိုတာက အမျိုးမျိုးရှိပြီး ဂျပန်မှာမသုံးသေးတဲ့ Softwareတွေလည်း ရှိသေးတာ ဖြစ်တဲ့အတွက် ဂျပန်ကုမ္ပဏီတွေမှာ အလုပ်ဝင်ပြီးမှ သင်ခဲ့ပါတယ်။ဒါကြောင့် ကုမ္ပဏီကိုအလုပ်ဝင်ပြီးမှ ကုမ္ပဏီမှာသုံးလေ့ရှိတဲ့ Softwareတွေကို လေ့လာခဲ့ပါတယ်။ Softwareတွေ Designတွေနဲ့ ပတ်သက်ပြီး ဗဟုသုတရှိထားရင် ဂျပန်ကိုရောက်ပြီးမှ Softwareအသစ်တွေကို သင်ဖို့လိုလာလည်း သိပ်ဒုက္ခမရောက်ဘူးလို့ ထင်ပါတယ်။
အမေး - ကိုယ်စိတ်ကူးထားတဲ့အလုပ်နဲ့ တကယ်လုပ်ရတဲ့အလုပ်က ထပ်တူကျခဲ့လား။
အဖြေ - ကုမ္ပဏီကို အလုပ်လျှောက်တုန်းက ကုမ္ပဏီဘက်က ပြောထားခဲ့တဲ့အတိုင်း Training Programနဲ့ အလုပ်အကြောင်းအရာက ထပ်တူဖြစ်တဲ့အတွက် ကံကောင်းခဲ့ပါတယ်။ ကျွန်တော်က ဒီဇိုင်းဌာနမှာ အလုပ်ခန့်ထားခံရပေမဲ့ အစပိုင်းမှာ ကုမ္ပဏီအတွင်းရှိတဲ့ဌာနတွေ အကုန်လုံးမှာ အလုပ်လုပ်ခိုင်းခံခဲ့ရပါတယ်။တနည်းအားဖြင့် Mold ဒါမှမဟုတ် Jig ထုတ်လုပ်မှု Process တစ်ခုလုံးမှာ ပါဝင်လုပ်ကိုင်ခဲ့ပါတယ်။ ဘာလို့လဲဆိုတော့ Design Engineer တစ်ယောက်အနေနဲ့ Processing method, Production method, Set Up method စတဲ့ လုပ်ငန်းစဥ်တွေအားလုံးကို ရှင်းရှင်းလင်းလင်း နားလည်ထားရမည်ဖြစ်တဲ့အတွက်ကြောင့် ဖြစ်ပါတယ်။
အမေး - ဂျပန်စာက သိပ်မရသေးတဲ့အချိန်တုန်းက ဂျပန်လူမျိုးတွေနဲ့ Communicate ဘယ်လိုလုပ်ခဲ့လဲ။
အဖြေ - ခု N3အောင်ထားပေမဲ့ ဂျပန်မှာ အလုပ်စလုပ်တုန်းက ဂျပန်စကားပြော သိပ်မရခဲ့တဲ့ကြောင့် အဲ့တုန်းကစကားတွေက စိတ်ဝင်စားစရာကောင်းခဲ့ပါတယ်။ တဖက်လူက ကိုယ်ပြောချင်တဲ့အကြောင်းအရာကို တော်တော်နဲ့ နားမလည်ခဲ့တဲ့အတွက်ကြောင့် ပုံနဲ့ဆွဲပြီးပြောခဲ့ရပါတယ်။ ကျွန်တော်ကပြောချင်တဲ့အကြောင်းအရာကို ပုံဆွဲပြီး Leaderက နားလည်ပြီး ဂျပန်စကားလုံးကို ဒီလိုသုံးရင် စာကြောင်းစီနိုင်တယ်ဆိုပြီး ရှင်းပြပေးခဲ့ပါတယ်။ အဲ့လိုပုံမျိုးနဲ့ ဂျပန်စာကို မှတ်ခဲ့ပြီး အလုပ်မှာအသုံးချခဲ့ပါတယ်။
ဂျပန်က အသိပညာတွေ အတွေ့အကြုံတွေကို အသုံးချပြီး ဗီယက်နမ်မှာ အသက်မွေးဝမ်းကြောင်းပြုခဲ့ပုံ
အမေး - ဗီယက်နမ်ကိုပြန်ရောက်ပြီး ဂျပန်မှာရခဲ့တဲ့ အတွေ့အကြုံထဲမှာ အသုံးဝင်ခဲ့ဆုံးအရာက ဘာပါလဲ။
အဖြေ - ကျွန်တော်သင်ယူခဲ့ရတာတွေထဲမှာ အသုံးဝင်ဆုံးကတော့ အလုပ်နဲ့သက်ဆိုင်တဲ့ အသိပညာဗဟုသုတတွေလို့ ထင်ပါတယ်။ ကျွန်တော် ဂျပန်ကိုလာတဲ့ ရည်ရွယ်ချက်က အလုပ်နဲ့သက်ဆိုင်တဲ့ အသိပညာတွေကို သင်ယူဖို့ ဖြစ်ပါတယ်။ အကြောင်းပြချက်အနေနဲ့ ဗီယက်နမ်မှာ ကိုယ့်ဘရန်းကိုတည်ဆောက်ချင်တယ်ဆိုတဲ့ အိပ်မက်ရှိတဲ့အတွက်ကြောင့် ဗီယက်နမ်မပြန်ခင်အထိ ဂျပန်နိုင်ငံရဲ့ ဗဟုသုတတွေကို ရချင်တယ်လို့ တွေးခဲ့တဲ့အတွက်ကြောင့် ဖြစ်ပါတယ်။
ဒုတိယအချက်အနေနဲ့ လုပ်ငန်းစီမံခန့်ခွဲမှုနည်းလမ်းဖြစ်ပါတယ်။ ဂျပန်လူမျိုးတွေက တကယ့်ကိုရှင်းရှင်းလင်းလင်းနဲ့ အသေးစိတ်ကျတဲ့ Planတွေဆွဲတာ များတဲ့အတွက်ကြောင့် ဂျပန်မှာအလုပ်လုပ်နေရင်း လေ့လာရကျိုးနပ်တယ်လို့ ထင်ပါတယ်။ ဒီနှစ်ခုကို ရပြီလို့တွေးလိုက်တဲ့အချိန် ဗီယက်နမ်ပြန်ပြီး အသက်မွေးဝမ်းကြောင်းပြုမယ်လို့ ဆုံးဖြတ်ချက်ချလိုက်ပါတယ်။
အမေး - ဂျပန်နဲ့ဗီယမ်နမ်၂နိုင်ငံလုံးမှာ အလုပ်လုပ်တဲ့အတွေ့အကြုံတွေကနေ မတူညီတဲ့အချက်တွေနဲ့ပတ်သက်ပြီး တစ်ခုခု ပြောပြချင်တာရှိလား။
အဖြေ - သေချာပေါက် ပြောရမှာပေါ့။ ဂျပန်မှာရတဲ့ လစာနဲ့ လူမှုဖူလုံရေး အကျိုးခံစားခွင့်တွေက ဗီယက်နမ်ထက်ကို များပါတယ်။ အဲ့ဒါတွေရဲ့ အကြောင်းပြချက်တစ်ခုကတော့ ဂျပန်မှာလူနေမှုအဆင့်အတန်းနဲ့ အလုပ်သမားစရိတ်များတာပဲဖြစ်ပါတယ်။ နောက်ပြီး ဂျပန်ကအလုပ်လုပ်ပုံနဲ့ ပတ်သက်ပြီးပြောရရင် နေ့တိုင်း Daily Report ပို့ရပါတယ်။ ဗီယမ်နမ်မှာကတော့ ဂျပန်လောက် Reportတင်စရာ မလိုပါဘူး။ ဗီယက်နမ်မှာက အလုပ်ပြီးရင် တစ်ပတ်တစ်ခါ ဒါမှမဟုတ် တစ်လတစ်ခါပဲ ပို့ပါတယ်။( Weekly Report, Monthly Report) ဒါပေမဲ့ Daily Reportပို့တာက ကောင်းတဲ့ အလုပ်စီမံခန့်ခွဲမှုလို့ ထင်လာခဲ့ပါတယ်။ နောက်ပြီး ဂျပန်လူမျိုးတွေရဲ့ စီမံခန့်ခွဲမှုစွမ်းရည်က ဗီယက်နမ်လူမျိုးတွေထက် ပိုတော်နေတယ်ဆိုတာကို သိခဲ့ပါတယ်။
အမေး - အင်ဂျင်နီယာတစ်ယောက်အနေနဲ့ အသက်မွေးဝမ်းကြောင်းပြုမဲ့ ဂျူနီယာတွေကို အကြံညဏ်ပေးချင်တာမျိုး ရှိလား။
အဖြေ - အင်ဂျင်နီယာနယ်ပယ်မှာ နည်းပညာအသစ်တွေကို သုံးနိုင်ဖို့က အရေးကြီးတယ်လို့ ထင်ပါတယ်။ နည်းပညာအသစ်တွေကို သုံးတတ်ချင်ရင် စတည်ထောင်ခါစ ကုမ္ပဏီတွေမှာ အလုပ်ဝင်ဖို့က နည်းလမ်းတစ်ခုဖြစ်ပါတယ်။ အကြောင်းပြချက်ကတော့ အဲ့လိုကုမ္ပဏီတွေမှာ လုပ်စရာအလုပ်တွေများပေမဲ့ တော်တော်များများကို သင်ယူလို့ရလို့ပဲ ဖြစ်ပါတယ်။ ကျွန်တော့် ကုမ္ပဏီမှာ အလုပ်ဝင်ဖို့ကိုလည်း တိုက်တွန်းပါတယ်။ (ရယ်လျက်) နောက်ပြီး ဒုတိယတစ်ခုအနေနဲ့ ကိုယ့် Skillတွေကို ပိုတိုးတက်အောင် လုပ်ထားခြင်းကလည်း ဂျပန်တို့ အမေရိကန်တို့ ဂျာမနီတို့စတဲ့ ဗီယက်နမ်ထက်ကို နည်းပညာတွေကောင်းတဲ့ နိုင်ငံကြီးတွေမှာ အလုပ်ရဖို့အခွင့်အရေးတွေ ရနိုင်ပါတယ်။ ကိုယ်ကြိုက်တဲ့နိုင်ငံရွေးပြီး အခွင့်အရေးရှိရင် သွားသင့်ပါတယ်။ နိုင်ငံခြားသွားပြီး အတွေ့အကြုံတွေယူပြီး ကိုယ့်အမြင်တွေအတွေးတွေလည်း ကျယ်လာပါတယ်။
အမေး - နောက်ပိုင်းအစီအစဥ်ကိုလည်း ပြောပြပါအုံး
အဖြေ - အခု ဂျပန်ဈေးကွက်ထဲ ဝင်ဖို့ အခွင့်အရေးကို စောင့်နေပါတယ်။ ဒါပေမဲ့ Client တွေရဲ့ တောင်းဆိုချက်တွေကို ဖြည့်ဆည်းဖို့ နဲ့ အခွင့်အလမ်းတွေ ရဖို့ အတွက် ပြင်ဆင်စရာတွေ အများကြီးရှိပါသေးတယ်။
Rise For Career ကနေပြီး Hao စံကို ကျေးဇူးတင်ပါတယ်။ အနာဂတ်အစီအစဥ်တွေ အောင်မြင်ဖို့ကိုလည်း ဆုတောင်းပေးလိုက်ပါတယ်။
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
VI THANH TUNG:Hanoi University of Science and Technology ကနေEngineering majorနဲ့ ဘွဲ့ရခဲ့ပြီး Aichi refecture မှာရှိတဲ့Toyohashi University of Technologyမှာ Masterဘွဲ့ရယူခဲ့ပြီးနောက်မှာ Stanley Electric Co., Ltd. ရဲ့ Hatano branch မှာအလုပ်လုပ်ကိုင်ခဲ့ပြီး အခုလက်ရှိအချိန်အထိ လုပ်သက် စုစုပေါင်း၇နှစ်ရှိသော အင်ဂျင်နီယာတစ်ဦး။ ရေရှည်ဂျပန်မှာနေထိုင်ပြီး တိုးတက်အောင်လုပ်ဖို့က Vi Thanh Tungရဲ့ရည်မှန်းချက်တစ်ခု...
Knowledge and passion are the foundations of self-development
အမေး - လက်ရှိလုပ်ကိုင်နေတဲ့ အလုပ်နဲ့ပတ်သက်ပြီးပြောပြပေးစေချင်ပါတယ်။
အဖြေ - အခုလက်ရှိကုမ္ပဏီကတော့ ကားမီးစသဖြင့် Lighting equipmentတွေကိုထုတ်လုပ်တဲ့ ကုမ္ပဏီဖြစ်ပါတယ်။ ကျွန်တော်ကတော့ Mold Production department ရဲ့ member တစ်ဦးဖြစ်ပြီး ကားမီးရဲ့ light reflectorပိုင်း၊ အပြင်ပိုင်းကနေစပြီး inner case အထိ componentအမျိုးမျိုးထုတ်လုပ်ခြင်းကို လုပ်ဆောင်ပါတယ်။ ကုမ္ပဏီရဲ့ client တွေကတော့ Honda, Toyota, Nissan, Matsudaအစရှိတဲ့ ကုမ္ပဏီကြီးတွေပဲ ဖြစ်ပါတယ်။
အမေး - အခုလက်ရှိလုပ်ငန်းခွင်မှာ အသုံးပြုနေတဲ့ Software တွေကို မိတ်ဆက်ပေးစေချင်ပါတယ်။
အဖြေ - အခုလက်ရှိ ကုမ္ပဏီမှာတော့ CAMTOOLဆိုတဲ့ Softwareကိုအသုံးပြုနေပါတယ်။ ဒီ Softwareက ဂျပန်လူမျိုးကနေ develope လုပ်ထားတဲ့ Softwareလို့လဲကြားဖူးပါတယ်။ ကျွန်တော့အမြင်အရတော့ Outsourcing မှာသုံးတဲ့ Softwareတော်တော်များများက အခြေခံအားဖြင့်တော့ အတူတူပဲလို့ထင်ပါတယ်။ အခုလက်ရှိအချိန်အထိအသုံးပြုခဲ့ဖူးတဲ့ Softwareတွေကတော့ MASTER CAM, Slement NX, CAMTOOLစတာတွေပဲဖြစ်ပါတယ်။ Interface၊ အသုံးပြုပုံနဲ့၊ step တွေကတော့ အနည်းနဲ့အများကွာခြားပေမဲ့ စောနကပြောခဲ့တဲ့အတိုင်းပဲ အခြေခံအားဖြင့်တော့ အတူတူပဲလို့ ဆိုနိုင်ပါတယ်။
အမေး - ဂျပန်ကို မလာခင်မှာ ဗီယက်နမ်ပြည်တွင်းကကုမ္ပဏီတွေမှာရော အလုပ်ဝင်ခဲ့ဖူးပါသလား။
အဖြေ - တက္ကသိုလ်ကနေဘွဲ့ရပြီးတော့ ၁နှစ်နီးပါးလောက် ဗီယက်နမ်မှာ အလုပ်လုပ်ခဲ့ပါတယ်။ ပထမဆုံးအလုပ်ဝင်တဲ့ ၃လလောက်မှာတော့ engineering နဲ့ပတ်သက်တဲ့ အခြေခံအလုပ်တွေကို တက္ကသိုလ်ကနည်းပြ နဲ့အတူတူလုပ်ဆောင်ခဲ့ပြီး နောက်ပိုင်း၉လမှာတော့ ဆိုင်ကယ်ခုံဒီဇိုင်းဆွဲခြင်းနှင့် ထုတ်လုပ်တဲ့ ဗီယက်နမ်လူမျိုးပိုင်ကုမ္ပဏီမှာ အလုပ်လုပ်ခဲ့ပါတယ်။ ၁နှစ်လောက် အလုပ်လုပ်ပြီးနောက်မှာတော့ Master ဘွဲ့ယူဖို့အတွက် ဂျပန်ကိုထွက်လာခဲ့တာဖြစ်ပါတယ်။
အမေး - အခုလက်ရှိလုပ်နေတဲ့ အလုပ်အကြောင်းအရာကရော ဗီယက်နမ်မှာလုပ်ခဲ့တာနဲ့ ကွာခြားမှုရှိလား။ တကယ်လို့ကွာခြားချက်ရှိတယ်ဆိုရင် ဘယ်လောက်ထိခြားနားတာလဲ ပြောပြပေးစေချင်ပါတယ်။
အဖြေ - အခုကလက်ရှိကတော့ plastic moldတွေနဲ့ပတ်သက်ပြီးလုပ်ကိုင်ရတာဖြစ်ပြီး အသေးစိတ်ရှိဖို့နဲ့ တိကျမှုရှိဖို့ အရမ်းလိုအပ်တဲ့ Customized Partsတွေကို ကိုင်တွယ်ရတာဖြစ်ပါတယ်။ ဗီယက်နမ်ကုမ္ပဏီမှာလုပ်တုန်းကတော့ စက်ဘီး၊ ဆိုင်ကယ်ခုံနဲ့ ပတ်သက်တဲ့ plastic moldတွေကို ပြုလုပ်ခဲ့ရတာဖြစ်ပြီး အရမ်းအသေးစိတ်ကျကျအထိလုပ်ဆောင်ဖို့ မလိုအပ်ပဲ Frame ကို ပြုလုပ်နိုင်ပါတယ်။ နောက်ပြီး သားရေ၊ ပိတ်သား အစရှိတဲ့ Exterior materialတွေကို အသုံးပြုတာဖြစ်တဲ့အတွက် အတွင်းကခုံကိုရှင်းရှင်းလင်းလင်းမမြင်ရပါဘူး။ ဆန့်ကျင်ဘက်အနေနဲ့ လက်ရှိဂျပန်မှာလုပ်နေတဲ့ အလုပ်ကတော့ client ရဲ့ လိုအပ်ချက်နဲ့လိုက်ပြီး အရည်အသွေးမြင့်တဲ့ ပစ္စည်းကိုထုတ်လုပ်ဖို့လိုအပ်ပါတယ်။ လစာနဲ့ပတ်သက်ပြီးကတော့ ဂျပန်နဲ့ဗီယက်နမ် ကွာခြားမှုတော့ရှိပါတယ်။ ကုန်စျေးနှုန်းကွာခြားချက်တွေလဲရှိတဲ့အတွက် ဂျပန်မှာအလုပ်လုပ်တဲ့ ဝင်ငွေကပိုပြီးများတယ်လို့ မြင်နိုင်ပါတယ်။ ဒါပေမဲ့ ဗီယက်နမ်ကမိသားစုနဲ့အတူ ဂျပန်မှာနေထိုင်နေတဲ့ ကျွန်တော့်လို အင်ဂျင်နီယာတစ်ယောက်အတွက်တော့ ကြီးကြီးမားမားကွာခြားချက်မရှိပါဘူး။ Incentive, Allowance နဲ့ working environment ကတော့ ကုမ္ပဏီနဲ့လိုက်ပြီး အနည်းနဲ့အများကွာခြားနိုင်ပါတယ်။ ပြောရမယ်ဆိုရင်တော့ ကုမ္ပဏီကောင်းကောင်းမှာဝင်ခွင့်ရပြီး အလုပ်အကိုင်ကောင်းကောင်းကို လုပ်ရမယ် ဆိုရင်တော့ လစာလဲ ကောင်းကောင်းရနိုင်မှာ ဖြစ်ပါတယ်။
အမေး - Master degree ယူဖို့ကျောင်းတက်ခဲ့တဲ့အချိန်အပါအဝင် အခုဆို ဂျပန်မှာ ၁၁နှစ်ကျော်နေလာခဲ့ပြီးနောက်မှာ အလုပ်နဲ့ ပတ်သက်ပြီးရရှိခဲ့တဲ့ ဗဟုသုတ၊ နည်းပညာဆိုင်ရာကျွမ်းကျင်မှု တို့နဲ့ပတ်သက်ပြီး ဝေမျှပေးစေလိုပါတယ်။
အဖြေ - Software နဲ့ပတ်သက်ပြီးကတော့ ဂျပန်မှာ ၇နှစ်ကြာအလုပ်လုပ်ခဲ့ပြီး လက်ရှိအချိန်အထိ outsourcing software အမျိုးအစား ၃မျိုးကို အသုံးပြုခဲ့ပါတယ်။ အစပိုင်းမှာတော့ flow analysisပြုလုပ်တဲ့ ဌာနမှာအလုပ်လုပ်ခဲ့ပြီး၊ လုပ်သက် ဒုတိယမြောက်နှစ်ကစပြိး Mold နဲ့ပတ်သက်တဲ့ အသေးစိတ်ဒီဇိုင်းဆွဲတာကို စပြီးလုပ်ကိုင်ခဲ့ပါတယ်။ လက်ရှိမှာတော့ CAMဌာနမှာ ကုန်ပစ္စည်း ပုံဖော်ဖို့အတွက် Milling processလို့ခေါ်တဲ့ rotating tool နဲ့ သတ္ထုထည်တွေကို ဖြတ်တောက်ပုံဖော်တာကို လုပ်ဆောင်ပြီး အစိတ်အပိုင်းများနဲ့ ဒေတာများပြုလုပ်ခြင်းကို ဆောင်ရွက်နေတာဖြစ်ပါတယ်။ ကျွန်တော့် အနေနဲ့ကတော့ အလုပ်လုပ်ရင်းနဲ့ ကုမ္ပဏီတော်တော်များများဟာ ဒီprocess ၃ခုကို အခြေခံအားဖြင့် အဓိကထားလုပ်ဆောင်တာကို သိခဲ့ရပါတယ်။ အထူးသဖြင့် အသေးစားစက်မှုလုပ်ငန်းတွေမှာဆိုရင် flow analysis process ကို တတ်နိုင်သမျှ နည်းအောင်ဆောင်ရွက်လေ့ရှိကြပါတယ်။ အခုလိုလျှော့ချရတဲ့အကြောင်းရင်းကတော့ ပြတ်သားကြည်လင်မှုမရှိတဲ့ပစ္စည်းနဲ့ အရောင်စွန်းထင်းသွားတဲ့ ပစ္စည်းတွေကို analysisသီးသန့် ပြုလုပ်စရာမလိုတဲ့အတွက်ကြောင့်ဖြစ်ပါတယ်။ ဒါပေမဲ့ အမြင်၊ အလင်းရောင်နဲ့ သက်ဆိုင်ပြီး ပြတ်သားကြည်လင်ဖို့လိုအပ်တဲ့ ကုန်ပစ္စည်းတွေမှာဆိုရင် ဘယ်လောက်ထိသေးတဲ့ အနာအဆာပဲဖြစ်စေ ပစ္စည်းရဲ့ quality ကိုထိနိုင်တဲ့အတွက်ကြောင့် analysis လုပ်တဲ့ အဆင့်ဆင့်ကအရမ်းကို အရေးကြီးပါတယ်။ flow analysis processပြုလုပ်ရခြင်းရဲ့ ရည်ရွယ်ချက်က အထက်မှာပြောခဲ့တဲ့ အချက်တွေကို ကြိုတင်ပြီး နားလည်ထားပြီး၊ ပလတ်စတစ်တွေကို mold နဲ့ပုံသွင်း၊ အအေးခံစေပြီးနောက်မှာ ထွက်လာတဲ့ ကုန်ပစ္စည်းကို ပြန်ပြင်ရတာမျိုးနဲ့ remolding လုပ်ရတာမျိုးမရှိပဲ ကုန်ပစ္စည်းကို ထုတ်လုပ်နိုင်အောင် ဆောင်ရွက်နိုင်ဖို့ပဲဖြစ်ပါတယ်။
အမေး - Tung လိုမျိုး knowledgeနဲ့ အတွေ့ကြုံတွေကိုရလိုတယ်ဆိုရင် ဂျပန်ကိုသွားပြီအလုပ်လုပ်ဖို့ လိုအပ်ပါသလား။
အဖြေ - အခုလက်ရှိအချိန်အထိရရှိခဲ့တဲ့ အသိပညာနဲ့ အတွေ့အကြုံတွေက ဂျပန်ကိုလာခဲ့လို့သာရခဲ့တယ်လို့တော့ ထင်ပါတယ်။ ဒါပေမဲ့ ယေဘုယျကျတဲ့ အသိပညာတွေဆိုရင်တော့ ဗီယက်နမ်ကတက္ကသိုလ်တွေမှာလဲ လုံလုံလောက်လောက်လောက်လေ့လာလို့ ရနိုင်တာမလို့ ဂျပန်လူမျိုးတွေနဲ့ ယှဥ်တဲ့အချိန်မှာလဲ confidence ထားစေချင်ပါတယ်။ နောက်ပြီး အခြေခံအသိပညာကို လေ့လာထားခဲ့မယ်ဆိုရင် တကယ်လို့ ဂျပန်ကိုလာပြီး အသစ်အသစ်သော software တွေကို လေ့လာဖို့လိုအပ်တဲ့အချိန်မှာလဲ အချိန်တိုတိုနဲ့ လေ့လာမှတ်သားနိုင်မှာဖြစ်ပါတယ်။
Long-term career growth ဖြစ်ဖို့အတွက် ဂျပန်မှာအလုပ်လုပ်ဖို့ရွေးချယ်ခဲ့တဲ့ Vi Thanh Tung
အမေး - ဂျပန်မှာ အလုပ်စဝင်တဲ့ အချိန်မှာ ဘယ်လိုခက်အခဲတွေကို ကြုံခဲ့ရပါသလဲ။
အဖြေ - အခက်အခဲကတော့ အလုပ်နဲ့ ပတ်သက်တဲ့ Techanical terms တွေပဲဖြစ်ပါတယ်။ ကျွန်တော့် အနေနဲ့ဆိုရင် ဂျပန်မှာကျောင်းတက်ခဲ့တဲ့အတွက် communication ကို အခက်အခဲမရှိယူနိုင်ပေမဲ့ နေ့စဥ် communicationနဲ့မလုံလောက်တဲ့ နေရာတွေလဲရှိပါတယ်။ အလုပ်ဝင်ပြီးနောက်မှာ Techanical terms တွေအများကြီးကို လေ့လာဖို့လိုအပ်လာပါတယ်။ ဥပမာအားဖြင့် flow analysis နဲ့ NC data ပြုလုပ်ခြင်းနဲ့ ပတ်သက်တဲ့ Techanical terms တွေပဲဖြစ်ပါတယ်။
အမေး - ဂျပန်မှာအလုပ်လုပ်ရင်းနဲ့ ကိုယ်ကိုယ်တိုင်ရဲ့ mindsetကို ပြောင်းလဲလိုက်ရတာမျိုးရှိခဲ့ပါသလား။
အဖြေ - နိုင်ငံရပ်ခြားမှာ သွားပြီး အလုပ်လုပ်ကိုင်ပြီဆိုရင်တော့ တစ်ယောက်တည်းနေသည်ဖြစ်စေ၊ မိသားစုနဲ့ အတူနေသည်ဖြစ်စေ လစာဝင်ငွေက အရေးကြီးလှပါတယ်။ဂျပန်မှာ ၁၀နှစ်ကျော် အလုပ်အတွေ့အကြုံ ယူပြီး မိသားစုရဲ့ ဆန္ဒအရရော နောက်ပိုင်းမှာလဲ ဂျပန်မှာဆက်ပြီးနေသွားမယ်လို့ ဆုံးဖြတ်ထားပါတယ်။ ကိုယ့်ရဲ့ ကလေးတွေ နေထိုင်ရမယ့်ပတ်ဝန်းကျင်နဲ့ ပညာရေးနဲ့ ပတ်သက်ပြီး မိဘဖြစ်သူတွေကနေပြီး ဘယ်နေရာမှာနေထိုင်သင့်တယ်ဆိုတာကို ဆုံးဖြတ်သင့်တယ်လို့ထင်ပါတယ်။ နောက်ပြီး အလုပ်အခြေအနေ အရကြည့်မယ်ဆိုရင်တော့ လွန်ခဲ့တဲ့၁၀နှစ်က ဗီယက်နမ်မှာက စက်ပစ္စည်းနဲ့ပတ်သက်ပြီး ဂျပန်လောက် တိုးတက်မှုမရှိခဲ့ဘူးဆိုပေမဲ့ အခုလက်ရှိအချိန်မှာတော့ ပြောင်းလဲမှုတွေရှိလာနေပါတယ်။ အခုဆိုရင် ဗီယက်နမ်နိုင်ငံအနေနဲ့ ကား၊ လျှပ်စစ်ပစ္စည်းအစရှနဲ့ ပစ္စည်းတွေကို ဥရောပနိုင်ငံအစရှိတဲ့ စျေးကွက်ကြီး တွေအထိ တင်ပို့လာနိုင်နေပြီဖြစ်ပြိး mechanical engineering industryမှာတော့ တော်တော်လေး ရင်ဘောင်တန်းလာနိုင်တဲ့ အခြေအနေပဲဖြစ်ပါတယ်။ ကျွန်တော့်အနေနဲ့ ကတော့ ဂျပန်နိုင်ငံဟာ ကလေးတွေကို ပြုစုပျိုးထောင်ဖို့အတွက် ကောင်းမွန်တဲ့ education environment ရှိတယ်လို့ထင်ပါတယ်။ ဂျပန်နိုင်ငံဟာ လုံခြုံတဲ့ ပတ်ဝန်းကျင်ဖြစ်ပြီး ကလေးတွေအတွက် စာမေးပွဲရမှတ်နဲ့ ပတ်သက်တဲ့ Exam Pressure သိပ်မရှိဘူးလို့လဲ ထင်ပါတယ်။ နောက်တစ်ချက်ကတော့ ကျွန်တော့်အနေနဲ့က အခုလက်ရှိအချိန်အထိရော နောင်အနာဂတ်မှာရော သက်ဆိုင်ရာ အခွန်ငွေကို မှန်မှန်ကန်ကန်ပေးဆောင်တာဖြစ်တဲ့အတွက် ပင်စင်ယူပြီးနောက်မှာလဲ ပေးဆောင်ခဲ့တဲ့ပင်စင်ကြေးကို ပြန်ပြီးခံစားခွင့်ရမှာ ဖြစ်ပါတယ်။
အမေး - ဂျပန်မှာအလုပ်လုပ်လိုတဲ့ Fresh Graduate တွေအတွက်ရော အကြံဉာဏ်ပေးချင်တာမျိုးရှိရင် လဲ မျှဝေပေးစေချင်ပါတယ်။
အဖြေ - အဓိကကတော့ ကိုယ်ကိုယ်တိုင်ကိုနားလည်ပြီး ကိုယ့်ရဲ့ backgroundနဲ့လိုက်ပြီး မိမိကိုယ်တိုင်ဆုံးဖြတ်ဖို့ ပါပဲ။ ဥပမာပြောရမယ်ဆိုရင် ကျွန်တော့်လိုမျိုး ဂျပန်မှာ မာစတာဒီဂရီယူဖို့လမ်းကို ရွေးချယ်လို့ရသလို့ ဗီယက်နမ်က တက္ကသိုလ်မှာဘွဲ့ယူပြီး အလုပ်လုပ်ဖို့ ဗီဇာလျှောက်ပြီး ဂျပန်ကိုအလုပ်လာလုပ်လို့ရတဲ့ လမ်းလဲ ရှိပါတယ်။ ဂျပန်စာ၊ စကားကို ကျွမ်းကျင်တဲ့သူတွေအတွက်ကတော့ ကိုယ်တိုင် ဂျပန်ကုမ္ပဏီတွေနဲ့ contact လုပ်တာမျိုး၊ ဂျပန်မှာအလုပ်လုပ်ဖို့အတွက်ကျင်းပတဲ့ Program တွေမှာ ပါဝင်တာမျိုး၊ နောက်ထပ် အင်ဂျင်နီယာတွေကို supporting လုပ်ပေးနေတဲ့ လုပ်ငန်းတွေကို ရှာကြည့်တာမျိုးကို လုပ်ကြည့်ဖို့ recommend လုပ်လိုပါတယ်။
အမေး - TUNGအနေနဲ့ အနာဂတ်အတွက် career plan ကိုဘယ်လိုစဥ်းစားထားတာလဲဆိုတာလေးရော မျှဝေပေးစေလိုပါတယ်။
အဖြေ - အခုလက်ရှိအလုပ်လုပ်နေတဲ့ ကုမ္ပဏီက အကြီးစားလုပ်ငန်းအမျိုးအစားထဲမှာပါဝင်ပြီး ဗီယက်နမ်မှာလဲ ရုံးခွဲတွေအများကြီး ရှိပါတယ်။ နောက်ပြီး လက်ရှိလုပ်ကိုင်နေတဲ့ ဌာကကလဲ ကုမ္ပဏီရဲ့ အရေးကြီးတဲ့အခန်းကဏ္ဍမှာ ပါဝင်နေတာဖြစ်ပါတယ်။ ဒါကြောင့်မလို့ အကယ်၍ ဗီယက်နမ်ကို ပြန်ဖြစ်မယ်ဆိုရင်တောင် အခုလက်ရှိအချိန်အထိ ရရှိခဲ့တဲ့ အတွေ့အကြုံတွေကို အသုံးချပြီး mold design နဲ့ မန်နေဂျာရာထူး အစရှိတဲ့ အလုပ်အကိုင်တွေမှာ လျှောက်ထားလုပ်ကိုင်လိုတယ်လို့ တွေးထားပါတယ်။ ဂျပန်နိုင်ငံမှာလုပ်ခဲ့တဲ့ ၁၁နှစ်ကြာအတွေ့အကြုံ၊ mold designနဲ့ analysis နှင့်ပတ်သက်သော အတွေ့အကြုံ တွေရှိထားပြီး mold design process တစ်ခုလုံးကို နားလည်ထားတဲ့အတွက်ကြောင့် အခုလို career plan ကို စဥ်းစားထားရခြင်းဖြစ်ပါတယ်။
အခုလို မေးခွန်းတွေကို ဖြေကြားပေးတဲ့အတွက် ကျေးဇူးအများကြီးတင်ပါတယ်။ TUNGရဲ့ မိသားစုအားလုံး ကျန်းမာပျော်ရွှင်တဲ့ ဘဝလေးကို ပိုင်ဆိုင်နိုင်စေဖို့ ဆုတောင်းပေးလိုက်ပါတယ်။
Recommended Job

"急募"【オープン系ソフトウェア開発】
-
IT > システム開発 (Software)
-
終了まで28日
-
愛知県
-
N1 , N2
-
月収:18.0万円 ~ 35.0万円
-
日本在住者のみ応募可